TRẢ LỜI CÂU HỎI: THẤT BẠI LỚN NHẤT CỦA BẠN LÀ GÌ?

09:54:0106/06/2017

Tại sao nhiều nhà tuyển dụng hỏi về sự thất bại của bạn? Không phải họ muốn đào sâu lỗi lầm của bạn, mà họ quan tâm đến cách bạn đối mặt với thất bại đó như thế nào, bạn học hỏi được những gì. Cách bạn trả lời cho câu hỏi này như thế nào sẽ giúp bạn tách mình ra khỏi những ứng viên bình thường và giành được sự đánh giá cao của nhà tuyển dụng. Hãy xem chuyên gia tư vấn phỏng vấn Pamela Skillings chia sẻ về cách trả lời thông minh cho câu hỏi “Hãy kể về sự thất bại của bạn”.

 

Hãy kể tôi nghe về thất bại của bạn

Tôi để ý rằng, ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng và quản lý đính kèm câu này trong các câu hỏi về hành vi tiêu chuẩn của họ. Thậm chí một số nhà tuyển dụng có thể bảo rằng đây là câu hỏi quan trọng nhất để hỏi ứng viên.

Dĩ nhiên, bạn không thể thất bại trong việc trả lời câu hỏi này. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết ứng viên đều cảm thấy rất sợ khi trả lời câu hỏi này.

Tại sao câu hỏi này khó? Những câu hỏi tình huống thường đòi hỏi ứng viên phải rất khéo léo – nhưng đặc biệt câu hỏi này lại hỏi về những kinh nghiệm tiêu cực. Những kinh nghiệm tiêu cực rất khó trả lời trong buổi phỏng vấn, vì bạn đang tập trung vào việc cố thể hiện mình là ứng viên sáng giá nhất.

Bạn muốn chân thật, nhưng không quá thật thà. Vậy làm thế nào bạn có thể kể về thất bại của mình mà không làm ảnh hưởng đến cơ hội được nhận việc?

Hãy tiếp tục đọc để tìm ra cách trả lời câu hỏi tình huống về sự thất bại.

Tại sao nhà tuyển dụng hỏi về sự thất bại

Có thế bạn nghĩ rằng nhà tuyển dụng hỏi câu này để làm khó các ứng viên, để đào sâu về những sai lầm hoặc để tìm cách để loại bạn. Khi nhìn theo hướng này, không khó để hiểu vì sao nhiều ứng viên cảm thấy hoang mang và khó để đưa ra các ví dụ tốt về sự thất bại.

Bạn cần biết rằng nhà tuyển dụng không mong muốn bạn phải hoàn hảo. Họ biết mọi người ai cũng từng thất bại.

Nhà tuyển dụng hỏi câu này để biết:

  • Bạn có phải là người có thể rút ra bài học sau thất bại hay không?
  • Bạn có nhận thức đủ về thất bại và điểm yếu của mình hay không?
  • Bạn có dám chấp nhận rủi ro không?
  • Quan điểm của bạn về thành công, thất bại và rủi ro như thế nào?

Sau cùng, nếu bạn chưa từng thất bại, có lẽ bạn sẽ không bao giờ có được thành công đáng kể nào. Nhà tuyển dụng muốn biết rằng: Bạn có biết làm cách nào để thất bại một cách thông minh và học hỏi từ sai lầm không?

Cum từ thông dụng nhất trong loại câu hỏi này là: “Hãy kể về lúc bạn gặp thất bại” hay “Hãy kể tôi nghe về sự thất bại”. Có một vài ví dụ khác như:

  • Thất bại lớn nhất của bạn là gì?
  • Hãy kể tôi nghe về sai lầm mà bạn từng mắc phải?
  • Sai lầm lớn nhất của bạn là gì và bạn học được gì từ nó?
  • Hãy kể tôi nghe về một quyết định mà bạn rất hối hận.
  • Hối tiếc lớn nhất của bạn là gì?

Làm thế nào để không trả lời câu hỏi về sự thất bại

Sai lầm phổ biến nhất là không trả lời câu hỏi này. Tôi có thể hiểu tại sao nhiều ứng viên bị choáng khi được hỏi về sự thất bại. Nếu bạn không có sự chuẩn bị đầy đủ cho chủ đề này, sẽ rất khó để ngay lập tức có thể nghĩ ra một ví dụ tốt và mô tả nó một cách khéo léo để chứng minh rằng bạn là một người thật thà và là một ứng viên sáng giá.

Nhiều ứng viên sau một lúc “um” và “uh” trả lời rằng: “Vâng, tôi không thể nhớ ra một thất bại nghiêm trọng nào. Tôi đoán là mình khá may mắn khi hoàn thành tốt tất cả các công việc từ trước đến giờ…?”

Đây có lẽ là cách an toàn để trả lời. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhà tuyển dụng, bạn đang không trả lời cho câu hỏi nào cả.

Cách trả lời kiểu này có thể được hiểu theo một trong bốn cách sau đây:

  1. Bạn nghĩ rằng mình hoàn hảo và vì thế không tự nhận thức được bản thân hoặc không có khả năng để tiếp tục phát triển.
  2. Bạn đang che giấu một thất bại to lớn nào đó và không muốn nhà tuyển dụng biết chúng.
  3. Bạn không đặt cho bản thân mình một tiêu chuẩn cao nào, vì thế bạn không bao giờ thất bại cả.
  4. Bạn luôn luôn giữ an toàn và không bao giờ chấp nhận rủi ro.

Làm thế nào để xây dựng một câu chuyện về sự thất bại tốt

Trước khi bắt đầu sử dụng mô hình STAR, bạn phải chọn một ví dụ đúng để nói về. Chọn một ví dụ đúng đắn về sự thất bại thực sự rất quan trọng vì nó sẽ phục vụ cho cuộc phỏng vấn của bạn.

Mọi người ai cũng từng thất bị theo nhiều cách. Điều quan trọng là phải chọn ra một cái để làm nổi bật điểm mạnh và sự thông minh của bạn.

Sau đây là một vài hướng dẫn để chọn đúng ví dụ:

  1. Chọn một thất bại có thật. Bạn phải thực sự trả lời câu hỏi này, đừng mập mờ kiểu như: “Tôi chỉ cải thiện doanh số lên mức 35% nhưng tôi muốn nhiều hơn thế nữa, tôi cảm thấy như mình đã thất bại. Tôi nghĩ mình là một người cầu toàn”.
  2. Đừng cố gây sự chú ý. Vào thời điểm đó, bạn không phải thú nhận về những bí mật sâu kín và đen tối nhất. Đừng chọn một thất bại nào đó mà nguyên nhân xuất phát từ sai lầm nghiêm trọng của bản thân bạn hay của cá nhân ai đó. Một thất bại của cả nhóm có thể là một ví dụ tốt vì bạn có thể chia sẻ trách nhiệm với người khác (hãy nhận thức được vai trò của bạn và đừng cố đẩy trách nhiệm cho người khác).
  3. Tập trung vào việc học hỏi kinh nghiệm. Hãy chọn một câu chuyện mà kết thúc là một bài học nào đó bạn đúc kết được. Một ví dụ lý tưởng là bạn có thể áp dụng những bài học/kỹ năng từ thất bại đó một cách thành công vào dự án sau đó.

Mẫu trả lời cho câu hỏi “Hãy kể tôi nghe về thất bại lớn nhất trong công việc của bạn” theo mô hình STAR

S/T (Situation/Task)

Phần này sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình huống. Lưu ý là chỉ đưa ra đủ thông tin trong một đoạn văn ngắn mà vẫn giữ được tính chính xác.

Ví dụ:

  • Thất bại lớn nhất trong công việc của tôi là khi tôi đảm nhiệm vị trí Quản lý dự án tại công ty tư vấn ABC
  • Năm trước, đội của tôi đã thất bại trong việc đấu thầu một dự án trị giá 2 triệu đô từ một khách hàng quen thuộc của mình

Với một câu chuyện về sự thất bại, bạn cần đề cập đến những ý chính ngay tại phần S/T. Hãy đưa ra những thông tin cơ bản về tình huống. Việc nhấn mạnh vào những điểm tích cực, bài học rút ra được sẽ được đề cập đến trong phần Results.

A (Approach)

Sau khi đưa ra những thông tin ngắn gọn về thất bại là gì, phần tiếp theo đề cập đến chi tiết về những gì đã xảy ra và tại sao.

Ví dụ:

  • Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất là cả đội đã tin chắc rằng dự án đó đã là của chúng tôi. Chúng tôi có mối quan hệ rất tốt với khách hàng và vừa thực hiện thành công một dự án cho họ
  • Cả đội chúng tôi, được dẫn dắt bỏi một account manager, đến cuộc đấu thầu. Đó là một buổi đấu thầu khá vất vả và chúng tôi nhận được phản hồi rất tốt
  • Nhưng khác xa với suy nghĩ ban đầu, chúng tôi không thể tiến xa hơn nữa. Chúng tôi đã không cố gắng hết sức, và để cơ hội rơi và tay đối thủ
  • Vào lúc đó, chúng tôi không hiểu được cái chính mà khách hàng chúng tôi cần. Họ bảo chúng tôi rằng giá cả là mối quan tâm hàng đầu, vì thế chúng tôi tập trung vào tính hiệu quả về chi phí
  • Trong khi đó, họ vừa mới đổi vị phó chủ tịch và tôi nhận ra sự ưu tiên của ông ấy là chọn người cung cấp của riêng ông ấy và xem chúng tôi chỉ là sự lựa chọn của người cũ. Là một người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, tôi lẽ ra nên biết điều này là tìm ra giải pháp để đối phó

Đây là một phân tích rất tốt, có đầy đủ chi tiết để giúp hiểu đầy đủ về vấn đề.

Ứng viên đã suy nghĩ rất rõ ràng về nguyên nhân của sự thất bại và phân tích được vai trò của ông ấy.

Ông ấy nhận trách nhiệm và nhận thức được việc ông ấy và toàn đội lẽ ra nên làm để hoàn thành công việc.

R (Results)

Một câu chuyện dựa trên mô hình STAR tốt luôn luôn kết thúc có hậu. Với câu chuyện về sự thất bại, kết thúc có hậu là một kết thúc mang tính bước ngoặc, theo định nghĩa là một sự thất bại mà có kết quả tích cực. Kết quả tích cực xảy ra sau đó và tập trung vào bài học để trở nên thông minh hơn/mạnh hơn/tốt hơn.

Ví dụ:

  • Thất bại trong cuộc đấu thầu là một cú sốc đối với công ty
  • Tôi tình nguyện phân tích những gì vừa xảy ra và những gì chúng tôi có thể học hỏi được
  • Bài học thứ nhất là cả đội không ưu tiên cho bất kỳ một khách hàng nào – và không bao giờ chấp nhận một hô sơ đấu thầu “tốt-vừa-đủ”.
  • Cá nhân tôi học được rằng tôi cần chú ý nhiều hơn đến tính năng động trong tổ chức khách hàng
  • Trên cương vị Quản lý dự án, doanh số không phải là ưu tiên hàng đầu của tôi. Tuy nhiên, là mối liên lạc của nhiều công ty khách hàng, có rất nhiều việc tôi có thể làm để mang lại lợi ích cho việc kinh doanh của công ty
  • Tôi quyết định tham gia một khóa học về bán hàng để phát triển kỹ năng tôi đã phát hiện ra tôi thực sự rất thích làm các việc liên quan mật thiết đến công việc kinh doanh của công ty – và tôi thực sự giỏi ở việc này
  • Tôi đã cố gắng duy trì mối quan hệ với người đại diện của công ty mà chúng tôi đã đánh mất hợp đồng lần trước và tiếp tục phát triển mối quan hệ này
  • Kết quả là, người đại diện của công ty đó đã mang đến cho công ty chúng tôi một dự án lớn hơn cả cái mà chúng tôi đánh mất vào tay đối thủ

Ứng viên này đã phân tích những nguyên nhân dẫn đến thất bị và rút ra được các bài học kinh nghiệm. Ông ấy nhìn nó từ góc độ của công ty, nhóm và của cá nhân ông ta.

Ông ấy chứng minh bài học kinh nghiệm của mình là đúng đắn bằng cách đưa ra thành công của một dự án sau đó.

Ông ấy nhận trách nhiệm nhưng không có vẻ gì là tiêu cực.

Ông ấy tập trung vào những thứ học được hơn là vào sự thất bại.

Đừng xem nhẹ việc luyện tập

Nếu bạn là người thường xuyên đọc các chia sẻ của tôi, bạn sẽ biết tôi nhấn mạnh việc luyện tập nhiều thế nào. Luyện tập phỏng vấn không phải là chuyện thú vị, nhưng nó mang lại hiệu quả không thể ngờ được. Tôi đã chứng kiến sự khác biệt mà việc luyện tập mang đến cho hàng ngàn ứng viên, đặc biệt là việc luyện tập cho các câu hỏi về hành vi.

Sự thật không thể chối cãi là: những ứng viên chuẩn bị và luyện tập nhiều hơn có cơ hội nhận được việc nhiều hơn, hãy nhớ: Đừng thất bại trong việc chuẩn bị, hãy chuẩn bị để nói về sự thất bại của bạn.

 

Nguồn: vietcv.net

Mã xác nhận:
captcha