15 câu hỏi tình huống thường gặp khi phỏng vấn giáo viên mầm non

14:17:4709/06/2017

Dưới đây là 15 câu hỏi tình huống thường gặp khi phỏng vấn giáo viên mầm non:

 

  1. Trong khi tổ chức hoạt động cho trẻ tại lớp, có cháu không thực hiện theo yêu cầu của cô thì xử lý tình huống này như thế nào?

- Nếu do trẻ mệt, giáo viên có thể cho trẻ vào góc riêng nghỉ ngơi.

- Nếu do trẻ không tập trung chú ý, giáo viên có thể sử dụng trò chơi, bài hát, câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy để thu hút trẻ hướng trẻ vào hoạt động chung.

- Nếu do nội dung hoạt động không hấp dẫn trẻ, giáo viên có thể cho trẻ hoạt động khác nếu không ảnh hưởng đến các bạn.

  1. Trong lớp có một cháu rất bướng bỉnh, hay tranh giành đồ chơi thích giữ đồ chơi để chơi một mình, cô xử lý thế nào?

- Tìm hiểu nguyên nhân

- Cô phân tích cho trẻ hiểu đồ chơi ở lớp là đồ chơi chung, tất cả các bạn đều được chơi và khi chơi thì các bạn nên chơi cùng nhau và nhường nhịn nhau

- Cô thường xuyên quan sát, gần gũi động viên trẻ, dành thời gian chơi với trẻ và đưa trẻ vào chơi cùng với các bạn.

  1. Trong giờ trả trẻ có một trẻ bị thất lạc, bạn sẽ xử trí thế nào?

- Giáo viên báo ngay cho ban giám hiệu cùng kết hợp với các lực lượng an ninh, các phương tiện truyền thông cùng phối hợp để tìm trẻ một cách nhanh nhất.

- Thông báo cho phụ huynh để cùng kết hợp tìm kiếm

  1. Có một phụ huynh trong lớp gửi thuốc kháng sinh nhờ cô giáo cho trẻ uống, nếu bạn là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

- Cô nên giải thích cho phụ huynh biết: Nhà trường không được phép nhận thuốc kháng sinh.

- Nhà trường chỉ nhận các loại thuốc cảm, thuốc ho thông thường cho cháu uống tại lớp (Tiếp tục uống sau khi đã điều trị khỏi bệnh ở nhà)

- Các loại thuốc thông thường gửi phụ huynh phải ghi rõ tên thuốc, liều lượng, thời gian uống và ký vào sổ nhật ký đón trả. Phụ huynh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc cho con sử dụng các loại thuốc này.

  1. Có một trẻ trong giờ hoạt động góc, trẻ chỉ thích chơi mãi ở một nhóm chơi, nếu bạn là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử lý như thế nào?

Giáo viên nên tìm hiểu nguyên nhân:

- Nếu kỹ năng chơi của trẻ nghèo nàn thì giáo viên cung cấp kỹ năng chơi cho trẻ bằng cách cô chơi cùng trẻ với đồ dùng đồ chơi có sự chuẩn bị kỹ để trẻ có kỹ năng qua chơi.

- Nếu trẻ chỉ thích chơi cùng nhóm bạn hoặc cùng góc chơi thì giáo viên cần bao quát hướng trẻ trong việc phân vai, nhận vai chơi.

- Giới thiệu nội dung chơi, đồ chơi mới ở các góc chơi khác để thu hút trẻ.

  1. Trong giờ hoạt động ngoài trời có một trẻ bị ngã chảy máu, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Đưa trẻ vào phòng y tế, phối hợp với đồng chí y tế sơ cứu tại chỗ.

- Nếu nặng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để xử lí.

- Gọi điện báo với phụ huynh về tình trạng của trẻ để phối hợp giải quyết.

  1. Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu ăn các loại thịt mà chỉ ăn cơm với canh, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Tìm hiểu nguyên nhân qua phụ huynh học sinh, qua theo dõi các bữa ăn của trẻ tại lớp.

- Trò chuyện cùng trẻ hoặc một nhóm trẻ về các món ăn có thịt, lợi ích của món ăn với cơ thể.

- Tổ chức và động viên trẻ tham gia vào các hoạt động Bé tập làm nội trợ chế biến các món ăn từ thịt: làm nem, phở cuốn…

- Đến bữa ăn, cô giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn ít một.

- Phối hợp với phụ huynh chế biến món ăn khác từ thịt tập cho trẻ ăn từ ít. đến nhiều.

  1. Khi tổ chức giờ ngủ trưa, có một trẻ thường xuyên khó ngủ, không ngủ trưa, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Cho trẻ nằm gần cô giáo để tiện quan sát

- Giáo viên tạo cho trẻ một không khí yên tĩnh tuyệt đối, một chỗ ngủ rộng rãi, tương đối riêng biệt.

- Trước giờ ngủ cho trẻ nghỉ ngơi, nhẹ nhàng cô kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ vào giấc ngủ.

  1. Trong giờ hoạt động ngoài trời có một trẻ bị ngã gẫy tay, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Cô giáo cần phải cho trẻ nằm cố định, tách trẻ ra khỏi các bạn. Cô động viên an ủi trẻ cho trẻ bình tĩnh và khỏi hoảng sợ, báo cho ban giám hiệu, y tế nhà trường biết.

- Giữ chỗ xương gãy ở tư thế bất động bằng cách: dùng hai nẹp bằng gỗ hoặc thanh tre to bản, có chiều dài lớn hơn khoảng cách hai khớp lân cận, đặt sát vào hai bên xương gãy rồi dùng cuộn băng dài cuộn chặt hai miếng nẹp lại (suốt từ đầu này đến đầu kia của nẹp) và nhẹ nhàng đưa trẻ đến bệnh viện.

  1. Trong lớp có một trẻ bị sốt cao, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Đặt trẻ nằm nơi yên tĩnh, cho trẻ uống nước hoa quả, nước chè đường.

- Cởi bớt quần áo, lau mình cho trẻ bằng nước ấm. Nếu trẻ toát mồ hôi cần thay quần áo và lau khô da, không nên chườm lạnh cho trẻ.

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn để đề phòng trẻ bị co giật và báo ngay cho cha mẹ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế.

  1. Ở lớp có một trẻ rất hay đánh bạn, nếu là giáo viên ở lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp cụ thể

- Giải thích cho trẻ hiểu không nên đánh bạn vì đánh bạn là một hành vi xấu không nên làm, các bạn trong lớp phải chơi đoàn kết với nhau.

- Nếu có việc gì cần cô giải quyết thì nên trình bày với cô để cô giúp đỡ.

  1. Trong lớp có một trẻ đến giờ ăn không chịu rửa tay, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

Giáo viên tìm hiểu nguyên nhân:

- Nếu trẻ chưa biết cách rửa tay giáo viên cần hướng dẫn trẻ và giải thích cho trẻ vì sao phải rửa tay trước khi ăn.

- Giáo viên thường xuyên quan sát, nhắc nhở trẻ trước giờ ăn.

- Động viên khích lệ trẻ để trẻ thực hiện nghiêm túc các quy định của lớp

  1. Khi có một trẻ bị bỏng nước sôi, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Giáo viên cần tách ngay trẻ ra khỏi chỗ nước gây bỏng

- Rửa hoặc ngâm chỗ bị bỏng vào nước lạnh (sạch) để giảm độ nóng, tránh làm bẩn vết bỏng, giữ không để vỡ nốt phồng.

- Nếu bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ có thể bôi dầu cá lên vết bỏng(nếu có),

- Nếu bỏng nặng phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.

  1. Đến giờ ăn có một trẻ bị đánh đổ hết bát cơm có thức ăn mặn, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

- Giáo viên tuyệt đối không được trách phạt trẻ, cô phải động viên an ủi trẻ và thay cho trẻ bát cơm mới.

- Theo quy chế tổ chức giờ ăn, giáo viên phải chia thừa một xuất thức ăn mặn đề phòng trẻ làm đổ cơm.

- Nếu giáo viên không thực hiện đúng quy chế chia ăn thì ngay lập tức giáo viên phải đi xin bổ sung ngay cho trẻ.

  1. Khi có một trẻ bị ốm, mệt nhưng phụ huynh cứ mang con đến lớp gửi, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?

Cô giáo phải dựa vào tình hình thực tế sức khoẻ của trẻ:

- Cô phải giải thích để phụ huynh đưa con bị ốm mệt về nhà chăm sóc (Trường mầm non chỉ nhận chăm sóc các cháu khoẻ mạnh)

 - Trường hợp đặc biệt chỉ mệt nhẹ (không có sốt) mà gia đình trẻ lại không có người trông và muốn được gửi con thì giáo viên có thể nhận trẻ nhưng phải theo dõi trẻ thường xuyên trong ngày.

- Trường hợp diễn biến của trẻ nặng lên cần đưa ngay sang phòng y tế của nhà trường và thông báo ngay cho gia đình trẻ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Verification:
captcha